PVLC Tuần VI Phục Sinh

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Sự Sống Thần Linh là chủ đề trong Mùa Phục Sinh cho Tuần VI Phục Sinh này liên quan trực tiếp đến Thánh Thần, Đấng ban sự sống,

một sự sống là chính thực tại hiệp thông thần linh với Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần,

một thực tại hiệp thông thần linh là cốt lõi của PVLC cho Tuần VII Phục Sinh và cũng là cùng đích của Hành trình Đức tin Kitô giáo.

Trong Chúa Thánh Thần là Nội Tâm của Thiên Chúa, Đấng là chính mối hiệp thông thần linh, là Sự Sống nội tại của Thiên Chúa,

chúng ta tiếp tục cử hành PVLC Mùa Phục Sinh ở những đường kết nối về PVLC của Tuần VI Phục Sinh sau đây:

bé tĩnh

Tuần VIPhục Sinh

 DTCPhanxico-HuanTuLayNuVuong.CNVIPS-B.mp3 / 

https://youtu.be/FsZGKmvbJW8

Tình Yêu Cứu Độ: Sự Sống Thần Linh - 

https://youtube.com/live/ytr_4HyEvg0

PS-CNVI.mp3 / https://youtu.be/B06O-zNjtBo

PS.VI-2.mp3 

PS.VI-3.mp3

PS.VI-4.mp3 

LeChuaGiesuThangThienNamB.mp3

ThuSauTuanVIPS.mp3 

 ThanhDamienMolokai.mp3 / 

https://youtu.be/TQRVDJ5kebk (10/5 - Thứ Sáu)

PS.VI-7.mp3 (2018) / PSTuanVI-7.mp3 (2021)

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

Chủ đề "Thày là sự sống" ở Chúa Nhật Tuần VI Phục Sinh này liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, nguồn mạch vô cùng bất tận của sự sống thần linh, một nguồn mạch sự sống Ngài đã chẳng những tỏ ra cho chung loài người tội lỗi thấy nơi Người Con Nhập Thể và Tử Giá của Ngài, mà còn thông ban cho riêng Giáo Hội Con của Ngài khi ban Thánh Linh cho họ (xem Roma 5:5), "Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính). Và đó là lý do, ngay từ Thứ Hai tuần 2 Phục Sinh, Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm về việc "tái sinh bởi trời" (Gioan 3:3), tức "tái sinh bởi nước và Thánh Linh" (Gioan 3:5), hay tái sinh bởi "nước" ám chỉ thân xác phục sinh của Chúa Kitô, một thân xác phục sinh đã thông ban Thánh Linh cho các vị tông đồ (xem Gioan 20:22) là nền tảng của Giáo Hội và đại diện cho cả Giáo Hội bấy giờ.

Trong Bài Đọc 2 hôm nay, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu đã thực sự cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa nên mới có thể loan truyền cho Kitô hữu thời Giáo Hội sơ khai cũng như cho Kitô hữu cho tới tận thế về tình yêu thương vô cùng bất tận của Thiên Chúa ở những điểm chính yếu sau đây: 1- "tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra"; 2- "Thiên Chúa là Tình Yêu"; 3- "Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống"; 4- "Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

Đúng thế, tình yêu thương là chính bản tính của Thiên Chúa: "Thiên Chúa là tình yêu". Nghĩa là nếu Thiên Chúa không yêu theo bản tính của mình, như ánh sáng không chiếu soi, như muối không mặn mà, thì không còn là và không phải là Thiên Chúa nữa. Mà đã "là tình yêu" thì không phải chỉ ở chỗ không thể nào không yêu, mà còn ở chỗ yêu với tất cả bản thân là tình yêu của Ngài. Đến độ, dám hy sinh tất cả cho chúng ta, dù chúng ta chỉ là một loài tạo vật vô cùng hèn hạ lại còn xấu xa khốn nạn nữa, bằng cách tự động tỏ tình với chúng ta, thậm chí không tiếc Người Con duy nhất là chính Bản Thân vô cùng cao trọng và cao quí của Ngài cho chúng ta: "Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

"Thiên Chúa là tình yêu" 
chẳng nhưng yêu thương chung loài tạo vật đã được Ngài dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài, mà còn yêu từng con người được Ngài dựng nên nữa, dù họ là ai.  Vị "Thiên Chúa là tình yêu" chẳng những thương riêng dân của Ngài và thương họ có vẻ như trên hết mọi dân tộc, đến độ Ngài có thể vì họ mà trừng phạt các dân tộc khác dám phạm đến họ, như đã xẩy ra cho dân Ai Cập trong cuộc Xuất Hành của họ mà còn thương tất cả mọi dân tộc khác nữa qua chính dân tộc của Ngài. Đó là lý do vị lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô, sau khi chứng kiến thấy một trường hợp lạ lùng đầu tiên liên quan tới dân ngoại, mới thốt lên ở Bài Đọc 1 hôm nay rằng:
"Xảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, thì Cornêliô ra đón ngài, và sấp mình dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dậy và nói rằng: 'Xin ông chỗi dậy, vì chính tôi cũng chỉ là người'. Phêrô lên tiếng nói rằng: 'Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!' Phêrô đang nói các lời đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đã chịu cắt bì, những người đã đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: 'Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã nhận lãnh Thánh Thần như chúng ta?' Và ngài truyền rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày".
 
Đó là lý do Bài Đáp Ca hôm nay mới có tâm tình tràn đầy hoan lạc và ngợi khen về ơn cứu độ phổ quát của Vị "Thiên Chúa là tình yêu" như sau:
 
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. 
2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.
3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca.
 
Chính vì tình yêu của Thiên Chúa đối với chung loài người như thế mà những ai được Ngài thương cũng phải yêu thương nhau như vậy, và cần phải làm sao để cho tình yêu thương của Ngài giành cho chúng ta được bừng phát lên, lan tỏa cho tất cả mọi người cũng như cho từng người đã được Ngài yêu thương nơi Con của Ngài và cứu chuộc nhờ Con của Ngài: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con", chính Chúa Giêsu đã khẳng định như thế trong Bài Phúc Âm hôm nay, Đấng đã tỏ hết tình yêu của Cha của Ngài ở trên trời cho loài người chúng ta qua cuộc Khổ Nạn và Tử Giá vô cùng nhục nhã và đớn đau của Người, đến độ Người đã trở thành đáng thương hơn cả chúng ta là loài tội lỗi đáng thương nữa.

Thế thì, theo nguyên tắc và đường lối truyền đạt yêu thương ấy, loài người chúng ta nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng, cũng cần phải tỏ ra mình được thương yêu thế nào thì cũng yêu thương nhau như vậy. Nếu "Người đã yêu thương những ai thuộc về Người ở trên thế gian thì Người cũng muốn chứng tỏ rằng Người thương yêu họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), thì chúng ta là môn đệ của Người cũng thế: "Những gì Thày làm là để nêu gương cho các con, để Thày làm thế nào các con cũng hãy làm theo như thế" (Gioan 13:15). Nên cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đích thực của Người rằng: "Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình".

Và việc Kitô hữu môn đệ chúng ta đáp ứng lệnh truyền của Người "là các con hãy yêu mến nhau" như câu Người nói cuối cùng của Bài Phúc Âm hôm nay, chẳng những là việc chúng ta truyền đạt tình yêu vô cùng bất tận của Thiên Chúa mà còn chính là việc chúng ta trở về nguồn với tình yêu này, đáp lại tình yêu này, hay là "ở lại trong tình yêu của Thày", đúng như ý nghĩa của lời Chúa Giêsu nói ở đầu bài Phúc Âm hôm nay. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể "ở lại trong tình yêu của Thầy", chính Chúa Giêsu đã dẫn giải rõ ràng đó là: "Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người". Mà lệnh truyền của Thày đây là gì, nếu không phải như Người cũng đã khẳng định ngay sau đó rằng: "Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con".

Tuy nhiên, việc thành phần môn đệ Kitô hữu chúng ta yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không phải tự chúng ta là loài tạo vật hữu hạn và bất toàn lại còn đầy những tội lỗi không xứng đáng làm và có khả năng làm, mà chỉ là tác động đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa giành cho chúng ta và đối với chúng ta, và chính tình yêu của Thiên Chúa trong chúng ta, nhất là khi đã hoàn toàn chiếm đoạt chúng ta và làm chủ chúng ta, mới làm cho chúng ta xứng đáng kính mến Ngài và mới giúp chúng ta có khả năng yêu thương tha nhân như Con của Ngài. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định cảm nhận đáp ứng tình yêu Thiên Chúa và thông đạt tình yêu Thiên Chúa ở trong bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con".